CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG, HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤT NƯỚC

Chào mừng quý khách đến với chúng tôi , sản phẩm Chất Lượng- An Toàn - Uy Tín hàng đầu cả nước

Hotline 24/7 0832 986 124

Email info@thinhphatlab.com

Địa chỉ 8/24 Đường số 1, Phường 16, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Giỏ hàng Giỏ hàng 0
CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG, HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤT NƯỚC
17/03/2025 10:16 AM 138 Lượt xem

    Máy cất nước là gì

    Cấu tạo - Nguyên lý hoạt động - Hướng dẫn sử dụng máy cất nước

    Máy cất nước là thiết bị sử dụng phương pháp chưng cất để loại bỏ tạp chất, khoáng chất và vi khuẩn trong nước, tạo ra nước cất tinh khiết. Quá trình này giúp thu được nước đạt tiêu chuẩn sử dụng trong y tế, phòng thí nghiệm và công nghiệp.

    Lợi ích của nước cất

    ·Không chứa tạp chất: Loại bỏ ion kim loại nặng, clo, vi khuẩn.

    ·Độ tinh khiết cao: Dùng trong phân tích hóa học, y tế, dược phẩm.

    ·An toàn khi sử dụng: Không có dư lượng hóa chất độc hại.

    Cấu tạo máy cất nước

    Máy cất nước có thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả, bao gồm các bộ phận chính:

    Bộ phận

    Chức năng

    Bình đun

    Đun nóng nước để tạo hơi nước

    Bộ phận ngưng tụ

    Làm lạnh hơi nước để thu lại nước cất

    Bộ phận gia nhiệt

    Cung cấp nhiệt để đun sôi nước

    Ống dẫn hơi

    Dẫn hơi nước từ bình đun sang bộ phận ngưng tụ

    Bộ lọc tạp chất

    Loại bỏ cặn bẩn trước khi thu nước cất

     
       
       

    Nguyên lý hoạt động của máy cất nước

    Nguyên lý hoạt động của máy cất nước

    Máy cất nước hoạt động theo nguyên lý chưng cất: Bay hơi và ngưng tụ

    Quá trình chưng cất nước diễn ra qua 2 bước chính:

    1. Bay hơi: Nước được đun nóng đến nhiệt độ sôi (100°C), chuyển thành hơi nước.
    2. Ngưng tụ: Hơi nước được làm lạnh và ngưng tụ thành nước cất tinh khiết.

    Cụ thể như sau:

    Quá trình tạo nước cất bắt đầu khi nước nguồn được đưa vào buồng đun sôi. Tại đây, bộ phận gia nhiệt sẽ làm nóng nước đến điểm sôi, khiến nước chuyển hóa thành dạng hơi.

    Hơi nước sau đó đi qua lỗ thông trên đỉnh buồng đun và tiến vào bình ngưng - một cuộn ống làm từ thép không gỉ. Bên trong bình ngưng, hơi nước được làm lạnh và ngưng tụ trở lại thành dạng lỏng nhờ một chiếc quạt công suất lớn được lắp đặt trên thiết bị.

    Để đảm bảo độ tinh khiết cho nước cất, giọt nước ngưng tụ sẽ tiếp tục đi qua bộ lọc than hoạt tính trước khi được đưa đến bình chứa. Bộ lọc này có nhiệm vụ loại bỏ các chất gây ô nhiễm còn sót lại trong hơi nước, chẳng hạn như các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs), bằng phương pháp hấp phụ. Cuối cùng, nước cất tinh khiết sẽ được chứa trong bình thủy tinh hoặc bình thép không gỉ, sẵn sàng cho quá trình sử dụng.

    Phân loại máy cất nước

    Máy cất nước gồm 2 loại: chưng cất 1 lần và chưng cất 2 lần. Trong đó, máy cất nước 2 lần sẽ cho ra nước có chất lượng cao hơn.

    • Loại 1 lần: thường dùng cho một số lĩnh vực, ngành không quá đòi hỏi về độ tinh khiết cao như đổ nước làm mát lò hơi, làm mát cho máy phát điện, đổ acquy, sắc thuốc bắc,…
    • Loại 2 lần: dùng chủ yếu cho các lĩnh vực đòi hỏi có độ tinh khiết của nước cất cao như rửa dụng cụ trong y tế, thí nghiệm, chạy máy xét nghiệm, sản xuất linh kiện điện tử, công nghệ cao,…

    Thông số kỹ thuật của máy cất nước 1 lần và 2 lần

    Thông số kỹ thuật của máy cất nước 1 lần và 2 lần

    Ứng dụng máy cất nước

    Máy cất nước không chỉ là thiết bị quen thuộc trong các phòng thí nghiệm, cơ sở y tế mà còn được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của máy cất nước:

    • Trong y tế và dược phẩm: Nước cất là thành phần không thể thiếu trong điều chế thuốc, pha chế dung dịch y tế, rửa dụng cụ y tế, bởi độ tinh khiết cao, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
    • Trong phòng thí nghiệm: Nước cất được sử dụng làm dung môi pha chế hóa chất, dung dịch thử nghiệm, đảm bảo kết quả chính xác, không bị ảnh hưởng bởi tạp chất.
    • Trong sản xuất công nghiệp: Nhiều ngành công nghiệp như sản xuất ắc quy, pin, linh kiện điện tử,... đòi hỏi nguồn nước cất chất lượng cao để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ sản phẩm.

    Hướng dẫn sử dụng và vệ sinh

    Cách sử dụng máy cất nước

    1. Đổ nước sạch vào bình chứa.
    2. Bật nguồn, chọn chế độ cất nước.
    3. Máy hoạt động, hơi nước ngưng tụ thành nước cất.
    4. Thu nước cất vào bình chứa an toàn.

    Cách vệ sinh máy cất nước

    • Hằng ngày: Rửa sạch bình chứa, vệ sinh vòi nước.
    • Hàng tuần: Kiểm tra bộ phận ngưng tụ, làm sạch cặn khoáng.
    • Hàng tháng: Xả toàn bộ hệ thống, khử trùng bằng dung dịch chuyên dụng.

    Lưu ý khi lắp đặt và sử dụng máy cất nước

    Lưu ý khi lắp đặt

    • Lưu ý lựa chọn vị trí lắp đặt gần với nguồn nước, thông thoáng và tránh xa nguồn điện
    • Kết nối thiết bị với nguồn điện thông qua Aptomat để bảo đảm an toàn khi có sự cố xảy ra
    • Dây dẫn điện phải đủ lớn và dài để tránh bị hỏng dây trong nhiều giờ cất nước
    • Trang bị van điều chỉnh lượng nước vào thiết bị để chắc chắn trong thiết bị lúc nào cũng có nước

    Lưu ý khi sử dụng

    • Dùng nguồn nước đầu vào sạch, tránh làm giảm tuổi thọ máy.
    • Không mở nắp khi máy đang hoạt động.
    • Kiểm tra hệ thống làm mát để đảm bảo hiệu suất chưng cất.
    • Vệ sinh định kỳ để tránh đóng cặn gây tắc nghẽn.

    Các thương hiệu máy cất nước phổ biến hiện nay

    Hãng Hamilton - Anh

    Hãng Bibby-Stuart - Anh

    Hãng Lasany- Ấn Độ

    Hãng Bhanu - Ấn Độ

    Nơi mua máy cất nước

    Thịnh Phát Lab đang có các dòng sản phẩm máy cất nước đến từ các thương hiệu uy tín trên toàn thế giới. Để có thể tìm hiểu các dòng sản phẩm liên quan các bạn có thể xem thêm tại website thinhphatlab.com

    Liên hệ ngay để được tư vấn và nhận báo giá cạnh tranh!

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline
    HOTLINE0832986124